Vốn điều lệ là gì? Những quy định pháp luật liên quan

Vốn điều lệ là gì? Những quy định pháp luật liên quan

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm là vốn. Ta hay nghe tới thuật ngữ vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ (VDL) là gì?

Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Hiểu đơn giản, VDL chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…

Những ai không được tham gia góp vốn điều lệ?

Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, trừ những trường hợp dưới đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Đặc điểm vốn điều lệ

+) VDL  sẽ được ghi trong Điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

VDL sẽ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài đóng hàng năm của doanh nghiệp:

– VDL trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài: 3 triệu đồng/năm

– VDL từ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài: 2 triệu đồng/năm

+) Không có quy định cụ thể về số tối thiểu cũng như tối đa.
+) Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký.
+) Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp hoặc cam kết góp tùy từng loại hình doanh nghiệp.
+) Không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng.

Chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp

VDL do công ty tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Thực tế cho thấy doanh nghiệp không cần phải chứng minh VDL tại bước đăng ký doanh nghiệp.

Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định. Thì VDL không được thấp hơn mức vốn pháp định này. Ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ cũng nên cần phải chứng minh. Việc chứng minh để biết doanh nghiệp có đủ điều kiện để được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.

Việc chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.

Trên đây là bài viết về VDL Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.