Thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?

Thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp

Hộ kinh doanh và mô hình doanh nghiệp là hai phương thức đăng ký kinh doanh phổ biến hiện tại và có sự khác nhau rõ rệt về cơ cấu tổ chức, quy mô kinh doanh và nghĩa vụ kê khai, nộp thuế… Vậy khi có mong muốn khởi sự kinh doanh thì nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp? Qua bài viết này, văn phòng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Lawkey sẽ phân tích về những sự khác nhau đó để bạn có quyết định đúng đắn nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp.

1. Về quy mô kinh doanh

Doanh nghiệp: Không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Hộ kinh doanh: có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.

2. Về số lượng lao động

Doanh nghiệp: không hạn chế

Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công không quá 10 người

3. Về điều kiện kinh doanh

Doanh nghiệp: phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu

Hộ kinh doanh: chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

4. Về chế độ trách nhiệm

Doanh nghiệp: chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn)

Hộ kinh doanh: chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.

5. Nghĩa vụ kê khai và nộp thuế

Hộ kinh doanh: sẽ nộp thuế khoán thu theo doanh thu nên hàng tháng sẽ phải nộp khoản thuế nhất định cho nhà nước. Chủ hộ sẽ không phải quán quan tâm nhiều đến việc cân đối đầu ra đầu vào của đơn vị nhưng mô hình này các khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào không hoạch toán và hoàn được nên cũng khá lãng phí.

Doanh nghiệp: thì bạn được quyền lựa chọn hình thức tính thuế theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp (giống với hộ kinh doanh), chủ doanh nghiệp sẽ phải chấp hành nhiều quy định về thuế và sổ sách kế toán nên thông thường bạn phải thuê kế toán. Luật sư thấy rằng nếu kinh doanh được thì việc bỏ chi phí thuê kế toán không phải điều gì quá bận tâm cho chủ doanh nghiệp, do đó bạn nên tập trung vào việc phương pháp tính thuế, loại hóa đơn đơn vị được dùng khi áp dụng theo mô hình công ty sẽ giúp đối tác thích làm việc với đơn vị bạn hơn mà lựa chọn mô hình hộ kinh doanh.

>>> Xem thêm: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

6. Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?

Từ những phân tích trên có thể đưa ra những ưu và nhược điểm sau của hộ kinh doanh và công ty/doanh nghiệp để trả lời cho câu hỏi nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp:

6.1. Ưu điểm:

Hộ kinh doanh:

– Phù hợp với những người muốn khởi nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai;

– Phù hợp với những người muốn khởi nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai;

– Phù hợp với những người muốn khởi nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai;

– Chế độ nghiệp vụ kế toán gọn nhẹ, đơn giản;

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh: do ý chí của chủ nhân (cá nhân) hoặc nguyên tắc đa số (nhóm người), bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD;

– Chủ sở hữu toàn quyền quyết định về hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty/ doanh nghiệp:

– Có hoặc không có tư cách pháp nhân (tùy theo loại hình doanh nghiệp);

– Dễ dàng hơn trong việc tạo dựng lòng tin, úy tín đối với khách hàng, đối tác trong lần làm việc đầu tiên;

– Không giới hạn lao động được sử dụng;

– Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc).

6.2. Nhược điểm

Hộ kinh doanh

– Không có tư cách pháp nhân, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;

– Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ;

– Ít tạo dựng được lòng tin cho đối tác/khách hàng khi lần đầu làm việc;

– Bị hạn chế số lượng người lao động được sử dụng;

– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm trên địa bàn cả nước, không thể mở thêm các đơn vị phụ thuộc.

Công ty/doanh nghiệp:

– Chế độ kế toán phức tạp, khó khăn cho người mới khởi nghiệp chưa có nghiệp vụ kế toán;

– Các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty phải thông qua cuộc họp của hội đồng thành viên.

Bài viết trên Lawkey đã cung cấp cho các bạn những thông tin về câu hỏi nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Nếu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh liên hệ LawKey.

>>> Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp