Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp là một lĩnh vực đang rất phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nó đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp khác nhau như thế nào?Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014, Lawkey sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những điểm khác nhau giữa 2 hoạt động này.

1. Điểm giống nhau giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia, tách công ty;

– Gửi chủ nợ và thông báo đến người lao động (trong vòng 15 ngày) về việc chia, tách công ty;

– Thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm mới thành viên điều hành; đăng ký kinh doanh công ty mới.

2. Điểm khác nhau giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Sau đây, Lawkey sẽ so sánh sự khác nhau của những tiêu chi cụ thể giữa hợp nhất và sáp nhập

a. Khái niệm

Hợp nhất: Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

b. Chủ thể liên quan

Hợp nhất: Công ty bị hợp nhất, Công ty được hợp nhất

Sáp nhập: Công ty bị sáp nhập, Công ty nhận sáp nhập

c. Cách thức thực hiện

Hợp nhất: Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập một công ty mới.

Sáp nhập: Các công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho công ty nhận sáp nhập.

d. Hệ quả pháp lý

Hợp nhất: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập: Công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, công ty nhập sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

e. Trách nhiệm pháp lý của các bên

Hợp nhất: Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập: Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập.

f. Quyền quyết định

Hợp nhất: Các công ty tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên.

Sáp nhập: Chỉ công ty nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý.

Trên đây là bài viết So sánh về sự giống và khác nhau giữa 2 hình thức hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Nếu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp liên hệ Lawkey để được cung cấp dịch vụ.

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp