Phân biệt hộ chiếu và thị thực theo quy định pháp luật hiện hành

Phân biệt hộ chiếu và thị thực theo quy định pháp luật hiện hành

Thuật ngữ hộ chiếu và thị thực rất quen thuộc với những người xuất cảnh, du học sinh. Nhưng nhiều người chưa thể phân biệt hộ chiếu và thị thực khác nhau như thế nào?

Visa là gì?

Visa (thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.

Các loại visa:

Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…

Visa không di dân: Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại sau:

– Du lịch

– Công tác, làm việc.

– Kinh doanh.

– Điều trị, chữa bệnh.

– Lao động thời vụ.

– Học tập.

– Các chương trình trao đổi.

– Ngoại giao, chính trị.

Phạm vi: Trừ các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt có chính sách miễn trừ visa nhập cảnh (bạn có thể xem danh sách tại đây) thì tất cả công dân Việt Nam nói chung khi đến một quốc gia bất kì đều bắt buộc phải được lãnh sự quán nước đó cấp thị thực nhập cảnh.

Passport là gì?

Passport (hay còn gọi là hộ chiếu) là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp (ở đây là Việt Nam) để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.

Hiện tại có 3 loại passport thông dụng:

– Loại phổ thông (Popular Passport): Được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.

– Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.

– Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.

Phân biệt hộ chiếu và thị thực

TIÊU CHÍ HỘ CHIẾU THỊ THỰC
KHÁI NIỆM

Là giấy tờ xác định căn cước của một người , do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho công dân nước mình để đi ra nước ngoài và trở lại nước mình dưới sự bảo hộ của nhà nước

Hay còn gọi là thị thực hay thị thực xuất nhập cảnh là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.

CÔNG DỤNG Mục đích công dân xin cấp hộ chiếu là để xuất cảnh và nhập cảnh có sự bảo hộ của nhà nước. Ngoài ra, hộ chiếu còn đóng vai trò như là một loại căn cước để xác định những đặc điểm nhân dạng của một người như: họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm nhận dạng, sự khác biệt người này với người khác; đồng thời cũng là giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người.

Được dùng như là một loại giấy phép cho phép một người xuất nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp.

NƠI CẤP 

– Đối với hộ chiếu phổ thông; Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu và nhận kết quả tại tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

– Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước là Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung bao gồm bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của

Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam được xác định theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

– Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực cho người nước ngoài hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự ( bao gồm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và tại nước thứ ba, và thân nhân, người giúp việc cùng đi); Cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho các khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực và cấp phép nhập cảnh cho các đối tượng khác có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.

– Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Cấp, bổ sung, sửa đổi và hủy bỏ thị thực theo phép nhập cảnh của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an; Quyết định việc cấp thị thực cho người nước ngoài không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.

THỜI ĐIỂM CẤP

Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực. Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu.

Trên đây là bài viết về phân biệt hộ chiếu và visa Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.