Nhưng lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động

Những lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động là gì? Đây là câu hỏi mà có thể rất nhiều người sử dụng lao động hiện nay không nắm rõ dẫn đến có những sai sót khi thực hiện biện pháp kỷ luật lao động.  Và kể cả người lao động cũng cần nắm rõ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hãy cùng tư vấn luật Lawkey tìm hiểu vấn đề trên theo các quy định của Bộ luật Lao động như sau:

Các hình thức kỷ luật lao động

Đầu tiên, người sử dụng lao động cần nắm rõ theo quy định của Bộ luật Lao động thì có các hình thức kỷ luật lao động sau đây:

 Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

– Sa thải

Những hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động

Những hành vi mà người sử dụng lao động bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

– Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

– Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động

>>> Xem thêm: Phải làm gì khi công ty không trả lương

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động:

Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, Bộ luật Lao động quy định như sau:

– Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

– Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

– Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Trình tự khiếu nại quyết định của người sử dụng lao động:

Vậy nếu gặp trường hợp người lao động thấy việc xử lý kỷ luật lao động chưa đúng thì khiếu nại như thế nào? Hãy cùng tim hiểu qua phần sau:

Về trình tự khiếu nai: Trước hết, bạn phải khiếu nại đến người sử dụng lao động ra quyết định này. “

Trong trường hợp quyết định kỷ luật của công ty là không có căn cứ, trái với quy định của nội quy lao động, trái với quy định của pháp luật thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại dựa trên căn cứ sau:

– Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động.

– Người sử dụng lao động phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động.

– Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luậtlao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệthại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có quyền làm đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động tham gia giải quyết. Trong trường hợp hòa giải viên đã tham gia mà các bên vẫn không thể đi đến thống nhất trong cách giải quyết thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trên đây là những lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động được tư vấn luật Lawkey tổng hợp.

>>> Xem thêm: Các điều kiện để được hưởng chế độ thai sản