Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia hiểm xã hội hay không?

Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia hiểm xã hội hay không?

Nhiều doanh nghiệp mới thành lập có chung câu hỏi là doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không? Nếu không tham gia sẽ bị xử lý như thế nào? Sau đây, Luật Lawkey – đơn vị tư vấn thành lập công ty uy tín tại Hà Nội xin được giải đáp câu hỏi: Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không?

Văn bản pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nội dung chi tiết về câu hỏi doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội

Cụ thể theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động… Như vậy theo quy định của pháp luật doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. 

Vậy mức đóng là bao nhiêu, quyền lợi nhận được là gì và trong trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội thì bị phạt như thế nào?

Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia hiểm xã hội hay không?
Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia hiểm xã hội hay không?

1. Mức đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động: Mức đóng BHXH hàng tháng của người lao động tính trên mức tiền lương, tiền công tháng với tỷ lệ như sau:

  • Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 bằng 5%;
  • Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 6%;
  • Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 7%;
  • Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 8%;

Đối với người sử dụng lao động: Mức đóng BHXH hàng tháng của người sử dụng lao động tính trên tổng quỹ tiền lương, tiền công tháng với tỷ lệ như sau:

  • Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 bằng 15%;
  • Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 16%;
  • Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/ 2013 bằng 17%;
  • Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 18%.

2. Quyền lợi mà người lao động và doanh nghiệp nhận được khi tham gia bảo hiểm xã hội

Pháp luật quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động, doanh nghiệp và tổ chức bảo hiểm xã hội trong vấn đề doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội:

Đối với người lao động:

Quyền lợi: 

  • Được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định;
  • Được cấp và quản lý sổ BHXH;
  • Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời;
  • Hưởng BHYT trong thời gian đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;hưởng trợ cấp ốm đau.
  • Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng BHXH
  • Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH;
  • Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH; định kỳ hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH.
  • Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH.

Trách nhiệm:

  • Đóng BHXH theo quy định;
  • Thực hiện các quy định về việc lập hồ sơ BHXH; bảo quản sổ BHXH.

Người sử dụng lao động – doanh nghiệp:

Quyền lợi:

  • Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định về BHXH;
  • Khiếu nại, tố cáo về BHXH.

Trách nhiệm:

  • Đăng ký đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH;
  • Đóng đầy đủ số tiền BHXH cho số lao động của đơn vị và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cho cơ quan BHXH cùng với phần đóng BHXH của người sử dụng lao động theo quy định;
  • Bảo quản sổ BHXH và trả lại sổ BHXH cho người lao động khi không còn làm việc;
  • Lập hồ sơ để cấp sổ và hưởng BHXH;
  • Trả trợ cấp BHXH cho người lao động;
  • Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để được hưởng BHXH;
  • Cung cấp tài liệu, thông tin khi có yêu cầu.

Tổ chức BHXH:

Quyền lợi:

  • Từ chối yêu cầu trả BHXH không đúng quy định;
  • Kiểm tra việc đóng BHXH và từ chối những khoản đóng BHXH không đúng quy định;
  • Chi trả các chế độ BHXH;
  • Kiến nghị trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH;
  • Quản lý quỹ BHXH.

Trách nhiệm:

  • Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH;
  • Thực hiện cấp sổ BHXH, thu BHXH, giải quyết các chế độ BHXH và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH;
  • Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quy định và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.

3. Hậu quả không tham gia bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, vậy nếu vi phạm sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt với người lao động

Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi người lao động bắt tay thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng, đồng thời bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng.

Mức phạt với doanh nghiệp

Thực tế hiện nay, không ít doanh nghiệp “trốn” nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Bởi vì nếu như người lao động chỉ phải đóng 9% tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp phải đóng 18,5%. 

Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định, nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ chịu mức phạt nghiêm khắc. Cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm bị lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng;

– Bị buộc truy thu số tiền bảo hiểm chưa đóng;

– Bị buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm chưa đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia hiểm xã hội hay không? Vui lòng liên hệ trực tiếp để biết thêm chi tiết về các thành lập công ty, dịch vụ báo cáo thuế của chúng tôi:

 Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam

Địa chỉ: Phòng 1605 tầng 16 tòa nhà B10B, Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại:(024).665.65.366                      Hotline:0967.59.1128

Email: contact@lawkey.vn                      Facebook: LawKey

>> Xem thêm: Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy chữa cháy