Di chúc là gì? Điều kiện có hiệu lực và cách lập di chúc hợp pháp

Di chúc là gì? Điều kiện có hiệu lực và cách lập di chúc hợp pháp

Hiện nay, khái niệm di chúc là gì và quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

1. Di chúc là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết; có thể là: định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác….

Chỉ cá nhân mới được lập di chúc, phải là sự định đoạt của cá nhân đó đối với toàn bộ hoặc một phần tài sản, chỉ có hiệu lực sau khi cá nhân đó chết.

Di chúc chỉ được coi là di chúc hợp pháp nếu di chúc tuân theo các điều kiện có hiệu lực của di chúc được pháp luật quy định. Theo pháp luật Việt Nam thì di chúc hợp pháp là di chúc tuân thủ quy định của Bộ luật dân sự của Việt Nam.

2. Người có quyền lập di chúc

Trong đó, người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản mình, theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định là người đã thành niên, có tài sản để lại, minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc. Còn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Quy định về độ tuổi lập di chúc (từ đủ 15 tuổi trở lên) nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản – khi họ có đủ khả năng và điều kiện để tạo lập nên tài sản của chính mình. 

Khi một người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định. Đồng thời, theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được được đưa ra làm căn cứ phân chia tài sản sau khi một người chết đi được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà họ lập ra trước khi chết.

3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Như đã phân tích, di chúc hợp pháp là một trong những điều kiện quan trọng quyết định trong việc ý nguyện của chủ sở hữu tài sản được thể hiện trong nội dung di chúc đã được lập có hiệu lực và được thực hiện trên thực tế hay không. Do vậy, điều kiện có hiệu lực của di chúc được xác định là các điều kiện để một di chúc hợp pháp.

  • Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ (nếu có);

Ngoài ra còn một số lưu ý về yêu cầu của di chúc hợp pháp và có hiệu lực pháp lý. 

4.1. Hiệu lực pháp luật của di chúc

– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

– Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
  • Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
  • Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

– Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

4.2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Trên đây là bài viết Di chúc là gì? Điều kiện có hiệu lực và cách lập di chúc hợp pháp. Nếu có thắc mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán thuế; liên hệ LawKey để được hỗ trợ tư vấn.