Chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo kiến nghị của Trung tâm phát triển Công nghệ TP Hồ Chí Minh, thì các cá nhân, tổ chức cần nhanh chóng thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ sáng chế từ sớm để tránh các rủi ro sau này. Và có một câu hỏi được đặt ra là chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cá nhân, tổ chức nào?

1. Nhãn hiệu là gì?

Một số nhãn hiệu nổi tiếng

Đầu tiên chúng ta cần hiểu được nhãn hiệu là gì? Nó có vai trò gì? Theo đó, Khoản Điều Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định như sau: 

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Như vậy vai trò của nhãn hiệu chính là để phần biệt hàng hóa, dịch vụ từ các cá nhân, tổ chức khác nhau. Thường ngày chúng ta khi mua sắm, sử dụng dịch nào đó chúng ta sẽ cần đưa ra lựa chọn hàng hóa, dịch vụ đến từ nhà cung cấp nào. Và nhãn hiệu chính là một phần để chúng ta phân biệt hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có vai trò lớn đối với doanh nghiệp để tránh việc bị lợi dùng uy tín hoặc bị sử dụng để hạ bệ uy tín đối với khác hàng….

2. Chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Về chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, được Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: 

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; 

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. 

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. 

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Trong các trường hợp trên thì phổ biến nhất là trường hợp tổ chức, cá nhân là chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy – Luật Và Kế Toán